Nên và không nên niềng răng khi nào?

Niềng răng là phương pháp nha khoa phổ biến giúp bạn khôi phục vẻ đẹp và sự tự tin trong công việc và cuộc sống thường ngày. Tuy đòi hỏi một thời gian điều trị tương đối, nhưng hiệu quả mà phương pháp này mang lại về mặt thẩm mỹ thì rất lâu dài. Vậy nên và không nên niềng răng khi nào? Hãy cùng Nha khoa Lạc Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây..

Nên niềng răng khi nào?

Theo quan điểm của nha khoa hiện đại, việc niềng răng nên áp dụng càng sớm càng tốt. Độ tuổi chỉnh nha phù hợp là từ 6-17 tuổi, do đây là thời điểm xương của trẻ vẫn trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Nếu áp dụng kỹ thuật niềng răng vào lúc này, các răng sẽ dễ được tác động để về đúng vị trí mong muốn.

Nên và không nên niềng răng khi nào

Khi răng mọc lệch lạc, sai vị trí, tính thẩm mỹ của khuôn mặt sẽ bị ảnh hưởng, nhiều trường hợp nặng còn làm sai khớp cắn, ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt. Chính vì vậy, niềng răng thẩm mỹ được áp dụng vào những trường hợp như:

Răng hô

Răng hô, vẩu là một trong những dạng sai lệch khớp cắn phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến răng hô, vẩu có thể là do răng, xương hàm hoặc cả hai. Thông thường, hàm trên sẽ bị chìa ra trước, môi của người bệnh sẽ không khép lại được, gây ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ hài hòa và tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Khi xác định được nguyên nhân gây nên hô, vẩu, các bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng hoặc phẫu thuật hàm trong trường hợp cần thiết.

Răng thưa

Răng thưa là tình trạng giữa các răng có khoảng trống, không khít vào nhau. Lý giải cho hiện tượng này, thông thường là do mất răng dẫn đến di răng, hoặc răng quá nhỏ so với cung hàm của người bệnh. Nếu răng thưa xảy ra ở vị trí răng cửa, các bác sĩ sẽ trám răng hoặc bọc răng sứ. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tủy răng và phải xâm lấn đến răng.

Răng móm

Ngược lại với răng hô, răng móm là tình trạng hàm dưới chìa ra phía trước nhiều, phủ lên răng hàm trên. Sự phát triển quá mức của hàm có thể chính là nguyên nhân dẫn đến răng móm. Trong trường hợp này, niềng răng sẽ là một giải pháp tối ưu khi móm do răng, còn nếu móm do hàm thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hàm nhằm khắc phục vấn đề triệt để nhất.

Răng khấp khểnh

Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc lệch, chen chúc lên nhau, không đúng chuẩn vị trí trên cung hàm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ đẹp của bạn và sự tự tin trong giao tiếp.

Những trường hợp nhất định không nên niềng răng

Niềng răng là một giải pháp tối ưu cho các khuyết điểm về răng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng được. Đó là những người:

Mắc bệnh nha chu nặng

Khi mắc bệnh nha chu, các tổ chức xung quanh răng sẽ bị viêm nhiễm mãn tính. Lúc này, răng sẽ trở nên yếu đi do không được bảo vệ, tình trạng tụt lợi, tiêu xương răng xảy ra. Trong khi đó, kỹ thuật  niềng răng mắc cài đòi hỏi sự chắc chắn của răng để đạt hiệu quả tốt. Như vậy, các bệnh lý nha chu cần được thăm khám và điều trị triệt để trước khi tiến hành phương pháp này.

Răng bọc sứ, răng giả

Khi bọc răng sứ, răng giả, có những trường hợp niềng được và cũng có những trường hợp không niềng được. Đặc biệt là khi niềng răng mắc cài, trên bề mặt răng sẽ phải gắn một khí cụ để siết lại, tạo một lực phù hợp cho răng di chuyển đúng vị trí mong muốn. Trong khi đó, nếu áp dụng phưng pháp này với răng bọc sứ, có thể khiến mắc cài không bám chắc vào răng sứ như răng thật, không đạt được hiệu quả mong muốn.

Mắc một số bệnh lý mãn tính

Tuy niềng răng là một kỹ thuật nha khoa đơn giản và phổ biến, nhưng cũng đòi hỏi sức khỏe của bệnh nhân phải đáp ứng được ở một mức độ nhất định. Đối với những người có tiểu sử tim mạch, động kinh, quá trình này có thể gây căng thẳng, lo lắng, dẫn đến tim đập nhanh, khó thở. Còn với một số bệnh lý như ung thư máu, tiểu đường…cũng nên cẩn trọng vì khi niềng răng có thể gây một số tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng.

Để được tư vấn, thăm khám và niềng răng an toàn, hiệu quả nhất, hãy đến với chúng tôi theo địa chỉ:

Trung tâm niềng răng công nghệ cao Lạc Việt – chuyên sâu và chuyên biệt về niềng răng.

Nhập bình luận của bạn

Bài viết cùng chuyên mục