Những điều cần biết khi niềng răng.

Bài viết này tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất, là những điều cần biết khi niềng răng cho bạn, bạn đọc vui lòng tham khảo để có thêm kiến thức cần thiết.

Những điều cần biết khi niềng răng.
Những điều cần biết khi niềng răng.

Nên lựa chọn loại niềng răng nào?

Hiện nay, có 3 loại niềng răng đang được áp dụng, là niềng răng bằng mắc cài mặt ngoài, niềng răng mắc cài mặt trong và niềng răng không mắc cài (niềng răng bằng máng nắn trong suốt).

  • Niềng răng mắc cài mặt ngoài.

Đây là loại niềng răng được dùng phổ biến nhất hiện nay, và là loại niềng răng mang lại hiệu quả cao nhất, tuy nhiên tính thẩm mỹ trong giai đoạn mang niềng kém. Niềng răng mắc cài mặt ngoài được chỉ định trong những trường hợp sau:

+ Răng hô.

+ Răng chen chúc.

+ Răng móm.

+ Răng thưa.

Đứng trên góc độ chuyên môn, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn niềng răng mắc cài mặt ngoài để niềng răng vì những lý do: giá thành rẻ, hiệu quả điều trị tốt nhất, thời gian điều trị nhanh nhất, chỉ định điều trị đa dạng nhất. Niềng răng mắc cài mặt ngoài chỉ có duy nhất một nhược điểm là tính thẩm mỹ kém trong thời gian mang niềng.

>>>> XIN MỜI THAM KHẢO THÊM: NIỀNG RĂNG MẮC CÀI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT.

  • Niềng răng mặt trong.

Niềng răng mặt trong là loại niềng răng thẩm mỹ, hệ thống mắc cài và dây cung được đặt dấu vào mặt trong răng nên không bị lộ, tuy nhiên loại niềng răng này có nhiều nhược điểm là chỉ định điều trị hẹp, hiệu quả điều trị không cao, giá thành đắt và khó chịu, khó vệ sinh. Niềng răng mặt lưỡi chỉ áp dụng được cho những trường hợp sau:

+ Răng chen chúc lệch lạc có nhổ răng hoặc không nhổ răng để niềng răng.

+ Răng thưa

+ Răng hô mức độ nhẹ, hô chỉ do răng (không bao gồm xương ổ răng).

Trên góc độ chuyên môn, chúng tôi khuyên bạn chỉ nên lựa chọn niềng răng mặt lưỡi khi thực sự cần thiết, loại niềng răng này rất khó chịu và khó vệ sinh.

>> THAM KHẢO THÊM: NIỀNG RĂNG MẶT TRONG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT.

Những điều cần biết khi niềng răng.
Một trường hợp niềng răng mặt lưỡi.

*** Lưu ý: hiệu quả điều trị có thể thay đổi tùy cơ địa của mỗi người ***

  • Niềng răng bằng máng nắn (niềng răng không mắc cài).

Thay vì dùng dây cung và mắc cài thì loại niềng răng này dùng hệ thống máng nắn trong suốt bằng nhựa đàn hồi. Loại niềng răng này có nhiều ưu điểm về tình thẩm mỹ, dễ chịu nhất, dễ vệ sinh nhất tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể niềng răng không mắc cài được. Niềng răng không mắc cài có thể áp dụng trong các trường hợp sau:

+ Răng thưa

+ Răng khấp khểnh mức độ nhẹ và trung bình (chỉ áp dụng được khi niềng răng không nhổ răng hoặc nhổ 1 răng cửa dưới, không áp dụng được cho trường hợp khấp khểnh nặng phải nhổ 2 hoặc 4 răng số 4 để niềng răng).

+ Răng móm: Sử dụng niềng răng không mắc cài để niềng răng móm khá hiệu quả, đặc biệt trong trường hợp móm không phải do xương hàm.

Theo chúng tôi, bạn nên lựa chọn máng nắn khi điều kiện kinh tế cho phép nhưng răng không bị hô, không bị chen chúc quá nhiều.

>>>>> XIN MỜI XEM THÊM: NIỀNG RĂNG KHÔNG MẮC CÀI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT.

Nên lựa chọn loại mắc cài nào?

Niềng răng mắc cài có khá nhiều loại, mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Bạn đọc vui lòng tham khảo bài viết: CÁC LOẠI NIỀNG RĂNG MẮC CÀI

Độ tuổi và niềng răng.

Niềng răng hiện nay không lựa chọn độ tuổi, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể niềng răng, tuy nhiên tuổi càng lớn thì thời gian mang niềng càng lâu, thời gian mang niềng lâu nhất là 3 năm.

Thời gian niềng răng.

Thời gian niềng răng phụ thuộc khá nhiều yếu tố như mức độ lệch lạc răng của bạn, độ tuổi, loại niềng, …

Chi tiết bạn vui lòng thao khảo: THỜI GIAN NIỀNG RĂNG MẤT BAO LÂU

Những tai biến có thể gặp phải khi mang niềng răng.

Niềng răng nếu không được điều trị tốt, bác sĩ không có kiến thức chuyên môn sâu về niềng răng có thể gây ra những tai biến sau:

  • Không đạt được kết quả như mong đợi.
  • Tăng thêm hoặc phát sinh cười hở lợi, răng quặp, khớp cắn sâu
  • Tiêu ngót chân răng, tiêu xương ổ răng, chân răng bị bật ra khỏi xương.

Để tránh những tai biến nặng nề đang tiếc này, chúng tôi khuyến cái bạn nên tìm đến những địa chỉ niềng răng uy tín, bác sĩ được đào tạo bài bản về chỉnh nha.

Đau và niềng răng.

Thông thường, sau khi gắn niềng răng sẽ có cảm giác đau và khó chịu từ 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên cảm giác đau sau khi gắn niềng không phải là đau giữ dội, mà là cảm giác đau âm ỉ, các răng sẽ có cảm giác yếu đi, ăn nhai khó khăn.

Sở dĩ có cảm giác này là vì sau khi gắn niềng răng, hệ thống dây cung sẽ được kích hoạt trở nên cứng, tác động vào hệ thống nha chu chân răng, gây dãn dây chằng nên các răng sẽ đau và yếu. Sau khi dây chắng dãn hết mức thì cảm giác đau sẽ giảm dần và các răng trở lại bình thường.

Nhổ răng để niềng răng có hại gì không?

Nhổ răng để niềng răng không gây ra bất cứ tác hại nào vì những lý do sau:

  • Khi bị mất răng, khoảng trống của răng mất sẽ khiến cho các răng còn lại nghiêng đổ vào đó, dẫn tới hỏng các răng này sau một thời gian ăn nhai. Tuy nhiên trong niềng răng, chỗ trống do nhổ răng sẽ được đóng kín sau khi niềng nên không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
  • Răng nhổ để niềng thường là răng số 4, là răng có chức năng chuyển tiếp thức ăn từ nhóm cắn xé (nhóm răng cửa) ra nhóm nhai nghiền (nhóm răng hàm). Nên nhổ răng số 4 không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai cũng như sự khỏe mạnh của hàm răng.

Cắm vít để niềng răng.

Trong những trường hợp răng chen chúc nặng, hô nặng hoặc bạn muốn rút ngắn thời gian niềng răng thì bạn nên lựa chọn mini vít, quá trình cắm mini vít không gây ra đau đớn gì cả và không ảnh hưởng gì đến cấu trúc xương của bạn.

Chi tiết tại tại sao lại cắm mini vít khi niềng răng.

Vệ sinh răng miệng khi niềng răng.

Khí cụ niềng răng sẽ khiến bạn khó vệ sinh hơn, khi niềng răng bạn cần chuẩn bị một bộ dụng cụ vệ sinh răng miệng cho người niềng răng bao gồm máy tăm nước và bản chải kẽ. Tại trung tâm niềng răng Lạc Việt, chúng tôi sẽ tặng kèm một bộ bàn chải kẽ chuyên dụng và sáp chỉnh nha cho khách hàng.

Để tìm hiểu thêm những điều cần biết khi niềng răng, hãy gọi cho chuyên gia của chúng tôi theo số 0979342323 hoặc đến trung tâm niềng răng để được tư vấn bới bác sĩ chỉnh nha hàng đầu.

 

Những điều cần biết khi niềng răng.
Trung tâm niềng răng hàng đầu Hà Nội
Những điều cần biết khi niềng răng.
Phòng điều trị 1: Phòng phân tích mật độ xương và Smile Design

Nhập bình luận của bạn

Bài viết cùng chuyên mục