So sánh niềng răng mắc cài và niềng răng invisalign
Đã từ lâu, niềng răng luôn là phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ được các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới khuyên dùng. So với cách sử dụng mắc cài truyền thống, niềng răng invisalign chính là một “bí mật nhan sắc” vô hình.
So sánh niềng răng mắc cài và niềng răng invisalign
Đầu tiên, điểm chung lớn nhất giữa hai phương pháp này là đem đến sức khỏe, sắc đẹp và sự tự tin cho người dùng. Các kỹ thuật niềng răng này khắc phục tốt các vấn đề như răng hô, răng móm, răng thưa, răng khấp khểnh. Tuy nhiên, niềng răng mắc cài và niềng răng invisalign sở hữu những ưu nhược điểm hoàn toàn khác biệt nhau.
Về mặt thẩm mỹ
Niềng răng mắc cài cổ điển xuất hiện sớm nhất trong lịch sử với những chiếc mắc cài bằng kim loại. Hệ thống mắc cài và dây cung hoàn toàn lộ ra bên ngoài răng. Còn với niềng răng invisalign, các khay niềng ôm sát lấy bề mặt răng mà không cần mắc cài. Bằng chất liệu trong suốt, phương pháp này gần như vô hình trước người đối diện. Như vậy có thể thấy, niềng răng invisalign hoàn toàn áp đảo trong cuộc chiến giành lợi thế về mặt thẩm mỹ.
Về vật liệu cấu tạo
Chất liệu cấu tạo nên các mắc cài trong niềng răng mắc cài rất đa dạng, có thể là thép không gỉ, vàng, bạc, sứ … Các chất liệu này có một nhược điểm là dễ gây kích ứng hoặc cọ sát trong khoang miệng, hệ thống mắc cài có kích thước lớn. Chính vì vậy, người dùng thường cảm thấy vướng víu, khó chịu hoặc đau rát trong những ngày đầu sau khi niềng răng.
Còn khi lựa chọn niềng răng invisalign, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái với khay niềng được làm từ nhựa cao cấp. Chất liệu này hoàn toàn không gây dị ứng với bất kỳ đối tượng nào. Bạn hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng mà lo bị tổn thương, trầy xát, kích ứng…như mắc cài kim loại thông thường.
Chế độ vệ sinh và chăm sóc sau khi niềng răng
Khi niềng răng mắc cài, bệnh nhân thường gặp nhiều khó khăn hơn trong vấn đề chăm sóc răng miệng. Các mảng bám, thức ăn thừa rất dễ đọng lại, gây nên các bệnh lý như hôi miệng, viêm nướu, sâu răng…nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng. Còn với niềng răng invisalign, người bệnh có thể tháo lắp để vệ sinh khay niềng trước và sau khi ăn một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan mà phải tuân thủ nghiêm túc mọi chỉ định của nha sĩ để đạt kết quả điều trị cao nhất.
Xem thêm: Cách vệ sinh răng đúng cách sau khi niềng
Về sự thoải mái, tự tin khi sử dụng
Với niềng răng invisalign, bạn có thể dễ dàng tháo lắp khi cần thiết mà không cần đến sự trợ giúp của nha sĩ. Đây chính là nhược điểm mà niềng răng mắc cài không đáp ứng được. Bên cạnh đó, do các khay niềng trong suốt ôm sát vào răng, bạn sẽ không cảm thấy có nhiều sự khác biệt. Thời gian thích ứng với niềng răng nhanh hơn, chỉ mất khoảng vài ngày là lại có thể nói chuyện, ăn uống…như bình thường.
Thời gian thăm khám trực tiếp tại trung tâm nha khoa
Với cơ chế hoạt động là dùng lực phù hợp để nắn chỉnh răng, niềng răng mắc cài cần sự thăm khám, điều chỉnh trực tiếp từ các nha sĩ. Còn đối với niềng răng invisalign, bác sĩ sẽ đánh số trên các khay niềng để bệnh nhân có thể tự đeo khay niềng khay niềng tại nhà. Tuy vẫn phải đến theo dõi định kỳ, nhưng thời gian thăm khám sẽ được rút ngắn hơn. Đây là ưu điểm đặc biệt thích hợp cho những người bận rộn, hay phải di chuyển, ít ở cố định một chỗ.
Phạm vi áp dụng
Sau khi thăm khám, tùy vào từng trường hợp cụ thể, mà bác sĩ sẽ có các chỉ định và phác đồ điều trị riêng. Trong hầu hết trường hợp gặp khiếm khuyết về răng, niềng răng mắc cài là giải pháp thích hợp. Còn đối với niềng răng invisalign, chỉ những trường hợp sai lệch khớp cắn nhẹ mới có thể áp dụng. Những trường hợp phức tạp do bất thường từ xương, hoặc do cả răng và xương, phải phẫu thuật hàm mới khắc phục được triệt để.
Với những ưu điểm vượt trội hơn, niềng răng invisalign cũng có mức giá cũng cao hơn so với niềng răng mắc cài. Tuy nhiên, đây là phương pháp thực sự đáp ứng được tính thẩm mỹ, hiệu quả điều trị cao và thích hợp với những người bận rộn.
Nhập bình luận của bạn