Tìm hiểu các loại niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là giải pháp chỉnh nha thẩm mỹ rất được ưa chuộng hiện nay. Với sự phát triển vượt bậc của nha khoa hiện đại, có rất nhiều loại mắc cài đã ra đời nhằm khắc phục những khuyết điểm của niềng răng truyền thống, mang lại hiệu quả điều trị và tính thẩm mỹ cao nhất.

Niềng răng mắc cài là gì?

Đây là một thuật ngữ chuyên ngành nha khoa. Bản chất của phương pháp này sử dụng các khí cụ chỉnh nha gọi là mắc cài, điều chỉnh các răng mọc lệch lạc về vị trí mong muốn. Các mắc cài sẽ được nha sĩ gắn trực tiếp lên bề mặt răng. Giữa các mắc cài là dây cung, nha sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo thích hợp cho dây cung này để di chuyển các răng.

Các loại niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là một trong những giải pháp tối ưu nhất nhằm khắc phục tình trạng răng hô, răng thưa, răng móm, răng khấp khểnh. Tuy nhiên, đây cũng là một kỹ thuật nha khoa tương đối phức tạp, bệnh nhân lựa chọn những cơ sở uy tín, máy móc tối tân và đội ngũ bác sĩ chất lượng cao để thu được kết quả như mong muốn.

Tham khảo: Quy trình niềng răng công nghệ cao, bền vững suốt đời tại Nha khoa Lạc Việt

Các loại mắc cài niềng răng phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều loại mắc cài niềng răng. Mỗi một loại đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Căn cứ vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tư vấn cách lựa chọn loại niềng răng mắc cài phù hợp. Thông thường có 3 loại mắc cài niềng răng phổ biến sau:

Niềng răng mắc cài kim loại

Đây là loại mắc cài cổ điển, xuất hiện sớm nhất trong lịch sử của ngành nha khoa. Mắc cài kim loại có thể được chế tạo từ nhiều nguyên liệu như thép không gỉ, vàng, bạc. Dây cung đi kèm với loại mắc cài này là cao su, có độ đàn hồi và định hình cấu trúc khung xương hàm rất tốt. Nhờ có lực kéo ổn định, quá trình niềng răng sẽ đạt được hiệu quả điều trị cao và nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó, niềng răng mắc cài kim loại cũng không đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp, máy móc hiện đại hay ứng dụng công nghệ cao. Chính vì vậy mà giá thành khi sử dụng phương pháp cũng rẻ nhất, phù hợp với điều kiện của nhiều người.

Tuy nhiên, các mắc cài kim loại thường phải lộ ra ngoài răng, gây mất điểm trong vấn đề thẩm mỹ. Chất liệu kim loại cũng có thể gây kích ứng với các bệnh nhân nhạy cảm, gây tổn thương và đau đớn trong khoang miệng. Các mắc cài có thể bị sút, gãy nếu có va đập mạnh trong quá trình niềng răng.

Niềng răng mắc cài sứ

Mắc cài bằng sứ là loại hình mới có thể khắc phục được các nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại. Chất liệu tạo thành có thể là hợp kim gốm, sứ hoặc một số chất liệu vô cơ. Chính vì vậy có khả năng chịu lực tốt, khó bị hư vỡ hơn mắc cài kim loại.

Niềng răng mắc cài sứ

Bên cạnh đó, mắc cài sứ thường đồng màu với màu sắc của răng sinh lý. Các dây thun có độ đàn hồi rất tốt, có màu trong suốt khiến việc niềng răng vừa đạt hiệu quả cao vừa có tính thẩm mỹ.

Không những vậy, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, vướng víu nhiều do chốt niềng răng mắc cài sứ khá lớn. Chi phí cho mắc cài sứ cũng tương đối cao. Lực kéo lại không bằng mắc cài kim loại nên thời gian niềng răng có thể bị kéo dài. Chân đế có thể bị nhiễm màu nếu quá trình chăm sóc và vệ sinh răng niềng không đúng cách.

Tham khảo: Cách chăm sóc và vệ sinh răng niềng đúng cách

 Niềng răng mắc cài tự buộc

Đây là phương pháp niềng răng mắc cài tân tiến nhất. Nếu mắc cài kim loại phải sử dụng dây thun, thì mắc cài tự buộc sẽ có một cánh kim loại hoặc hệ thống nắp trượt tự động để giữ dây ở trong mắc cài. Dây sẽ trượt tự do trong rãnh mắc cài, do đó giảm lực ma sát. Lực được dùng để dịch chuyển răng sẽ nhẹ nhàng hơn, giảm thiểu nguy cơ đau răng, nướu. Bạn cũng không cần phải thường xuyên ghét thăm nha sĩ để điều chỉnh dây cung khi đang niềng răng.

Mặc dù vậy, phương pháp này cũng không phải là không có khuyết điểm. Mắc cài loại này có độ dày khá lớn, sẽ gây cảm giác khó chịu khi niềng răng. Đây cũng là loại mắc cài có chi phí cao nhất do sự tinh vi trong sản xuất và thiết kế.

Niềng răng mắc cài mặt lưỡi

Một trong những ưu điểm nổi trội nhất của niềng răng mắc cài mặt lưỡi đó chính là tính thẩm mỹ. Các khí cụ chỉnh răng nhỏ gọn, được giấu kín phía sau răng nên không ai có thể phát hiện được. Vấn đề vệ sinh, chăm sóc răng niềng trong trường hợp này cũng không hề dễ dàng.

Để có thể điều trị bằng mắc cài mặt lưỡi, bác sĩ cũng phải có trình độ cao và dày dặn kinh nghiệm thực tế.

Nhập bình luận của bạn

Bài viết cùng chuyên mục