Ưu nhược điểm của niềng răng mặt trong
Bạn luôn ao ước sở hữu một hàm răng đẹp, một nụ cười rạng rỡ, tuy nhiên không lại không đủ can đảm để đeo các mắc cài kim loại để niềng răng? Niềng răng mặt trong chính là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn, đem hiệu quả điều trị với tính thẩm mỹ cao.
Niềng răng mặt trong là gì?
Nhằm khắc phục nhược điểm của niềng răng mặt ngoài về tính thẩm mỹ, các chuyên gia đã sáng chế ra phương pháp niềng răng mặt trong. Điểm đặc biệt của loại mắc cài này là chúng được chế tạo riêng cho từng chiếc răng của người bệnh. Kết nối các mắc cài với nhau là dây cung. Dây cung này được định dạng bằng các công nghệ CAD/CAM xử lý trên máy tính, gúp nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy rất dễ chịu vì mắc cài tương đối mỏng.
Các mắc cài sẽ được gắn vào mặt trong răng tiếp giáp với lưỡi, chính vì vậy phương pháp này còn có một tên gọi khác là niềng răng mắc cài mặt lưỡi. Đây chính là cách “niềng răng bí mật” khi chỉ có bạn và nha sĩ điều trị biết.
Trên thực tế, niềng răng mặt trong rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nếu như niềng răng không mắc cài có những giới hạn nhất định trong phạm vi điều trị, thì chỉnh nha mặt trong vẫn được chỉ định trong những trường hợp phức tạp.
Các ưu nhược điểm của phương pháp niềng răng mặt trong
Niềng răng mặt trong là một trong những kỹ thuật chỉnh nha tương đối phức tạp. Kỹ thuật này khác biệt hẳn so với phương pháp niềng răng thông thường bởi hệ thống mắc cài được gắn vào mặt trong của răng. Chính vì vậy, ưu điểm đầu tiên và nổi trội nhất của phương pháp này đó chính là tính thẩm mỹ. Điều này mang đến cho người sử dụng sự tự tin, thoải mái trong giao tiếp mà không sợ lộ mắc cài.
Không những vậy, phạm vi và hiệu quả điều trị của niềng răng mặt trong không khác gì so với niềng răng mặt ngoài. Vì các mắc cài được giấu kín vào trong, nên kỹ thuật này giúp hạn chế khả năng va chạm gây tuột, bung sút mắc cài. Ưu điểm này giúp nướu tránh khỏi sự tổn thương, giảm thời gian sửa chữa, thay thế các mắc cài.
Xem thêm: So sánh niềng răng mặt ngoài và niềng răng mặt trong
Tuy nhiên, do các mắc cài giáp với lưỡi nên trong thời gian đầu, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, vướng víu trong quá trình phát âm và ăn uống. Nhưng đừng quá lo lắng, cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất, bạn sẽ có thể ăn uống và giao tiếp như bình thường. Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu nhiều, bạn có thể súc miệng nước muối hoặc chườm nóng/lạnh vào vị trí gắn mắc cài. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết.
Bên cạnh đó bạn cũng nên chú ý chăm sóc và vệ sinh răng miệng cẩn thận khi niềng răng mặt trong. Do vẫn có các mắc cài như niềng răng mặt ngoài, nên việc vệ sinh đòi hỏi sự khéo léo và kỹ càng. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng bàn chải kẽ chuyên dụng và chỉ tơ nha khoa.
Nước súc miệng diệt khuẩn hoặc nước muối cũng rất cần thiết để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa còn sót lại. Sử dụng thêm bàn chải lưỡi cũng giúp bạn tránh được các bệnh nha chu như hôi miệng, viêm nướu, sâu răng.
Tham khảo: Cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi niềng răng
Do kỹ thuật chỉnh nha này rất phức tạp, nên đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và giàu kinh nghiệm của bác sĩ. Các mắc cài và dây cung được thiết kế riêng biệt cho từng răng của bệnh nhân nên chi phí có cao hơn so với niềng răng mặt ngoài.
Niềng răng mặt trong tuy có thời gian điều trị lâu hơn, tuy nhiên không làm ảnh hưởng đến gaio tiếp, công việc và cuộc sống cá nhân thường ngày. Đây cũng là phương pháp đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn vững vàng và những trang thiết bị, dụng cụ tiên tiến nhất trong quá trình chỉnh nha. Chính vì vậy, bạn nên tìm đến những trung tâm uy tín, đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại nhất.
Hãy chia sẻ cho chúng tôi mọi băn khoăn, lo lắng về các vấn đề riêng miệng cũng như niềng răng mặt trong của bạn qua đường dây nóng 0972181011. Rất hy vọng được đón tiếp quý khách tại các cơ sở của Nha khoa Lạc Việt!
Nhập bình luận của bạn